Công suất phản kháng

Công suất phản kháng

Công suất phản kháng là gì? (Viết tắt CSPK)

Công suất phản kháng
Hình ảnh: Mô tả mối quan hệ giữa các loại công suất điện, bù công suất phản kháng.
Trong lưới điện tồn tại 2 loại công suất:
– Công suất hữu dụng P (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải. P = S*Cosφ.
– Công suất phản kháng Q (kVAr) là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như: động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp… Q = S*Sinφ.
Để đánh giá ảnh hưởng của CSPK đối với hệ thống người ta sử dụng hệ số công suất cosφ.

Tại sao phải bù công suất phản kháng?

Công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật: 
– Về kinh tế: chúng ta phải trả tiền cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ.
– Về kỹ thuật: công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền.
Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosφ.

Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cosφ:

– Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp, đường dây …).
– Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
– Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.
Theo quy định của Bộ Công Thương: “Thông tư Quy định về mua, bán công suất phản kháng” có hiệu lực từ ngày 10/12/2014, người sử dụng điện sẽ bị phạt tiền nếu công suất cosφ dưới mức cho phép.
4.7/5 - (4 bình chọn)

Trả lời